Năm
2017 và những tháng đầu năm 2018 được đánh dấu là
năm khởi nghiệp của những Người trồng hoa hồng. Số
lượng người trồng hoa hồng và quan tâm tới hoa hồng
cũng tăng lên đáng kể. Trên thực tế, ở Việt Nam từ
lâu đã hình thành nên những vùng canh tác hoa hồng nổi
tiếng như ở Sa Đéc Đồng Tháp, Tây Tựu Hà Nội, Đà
Lạt, Sapa Lào Cai, Mê Linh - Vĩnh Phúc. Hoa hồng được
trồng theo hướng thương mại bán trong nước và xuất
khẩu. Tập trung chủ yếu vào một số giống hồng phổ
biến như Hoa hồng nhung, hồng vàng, hồng phấn, hồng
trắng sứ,... Xét về tốc độ phát triển nghề trông
hoa hồng ở Việt Nam tính tới nay thì đã có sự mở
rộng tương đối về diện tích. Đáp ứng thị trường
xuất khẩu chủ yếu qua Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn tồn
tại một thực tế là kỹ thuật trồng hoa hồng ở Nước
ta chưa cao. Nếu như tiêu chuẩn cành hồng xuất khẩu đạt
chiều dài từ 70 cm – 90 cm có đường kính cành từ 0,6
– 0,75 cm. Để đạt được kích thước tiêu chuẩn nói
trên người trồng hồng cần áp dụng các biện pháp kỹ
thuật cao, trong đó có cả kỹ thuật sử dụng phânbón cho hoa hồng. Mặc dù vậy do tập quán canh tác lâu
nay vẫn theo lối cũ, chưa áp dụng các kỹ thuật tiên
tiến nên nhìn chung chất lượng cành hoa xuất khẩu của
Việt Nam vẫn còn kém hơn so với mặt bằng chung.
Một
nguyên nhân khác nữa khiến năng suất và chất lượng
cành hoa hồng giảm là do giống được chọn. Hầu hết
các giống hoa hồng hiện nay đang được canh tác theo
hướng thương mại tập trung chủ yếu ở một số giống
đã nêu ở trên. Trong khi đó trên thế giới có khoảng
20,000 giống hoa hồng khác nhau đến từ nhiều quốc gia
vùng lãnh thổ như. Pháp, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan,
Nhật, Israel ... Ở Việt Nam trong những năm gần đây
người trồng hồng cũng đã tiếp cận và ứng dụng
trồng một số giống hoa hồng mới được nhập khẩu
như. Ethelburga; Best Impression.; Falstaff Rose; Obscure Rose,
Lady of shalott,..
Những
giống hồng mới nhập chủ yếu thuộc họ hoa hồng leo
cho bông to, cành mập và nhiều màu sắc khác nhau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét